Cá Rồng châu Phi, cá rồng sông Nile là loại Cá Rồng có nguồn gốc từ châu Phi còn có tên gọi là Phi Châu Long. Tên khoa học: Heterotis niloticus. Tên tiếng Anh: African Arowana.
Cá rồng sông Nile là loài cá rồng duy nhất được tìm thấy ở châu Phi, chủ yếu là ở Bắc Phi Nile Basin (sông Nile) và khu vực Tây Phi. Ngoài các địa bàn khác nhau, nhưng cũng vì môi trường sống tự nhiên khác nhau, Cá rồng sông Nile hay cá rồng châu Phi có hình dạng tương đối khác so với các loại cá rồng khác (cá rồng ngân long, hắc long, cá rồng trân châu Úc, huyết long, kim long quá bối,…)
Đặc điểm của cá rồng châu Phi:
Phi Châu Long có thân hình dài, đầu nhỏ, mắt to, miệng nhỏ. Cơ thể thường có màu xám bạc, màu nâu hay màu đồng nhạt, vảy của Phi Châu Long tương dối lớn. Vây đuôi có hình cánh quạt và tiếp giáp với vây lưng.
Phi Châu Long có một bộ phận khá đặc biệt mà các loại cá Rồng khác không có đó là bộ phận hấp thụ không khí từ mang, bộ phận này cho phép cá lấy oxy từ bên trên mặt nước khi lượng oxy trong nước không đủ cung cấp cho cá sinh sống.
Ngoài ra, bên trên mang của Phi Châu Long còn có một bộ phận gọi là màng lọc có chức năng lọc lấy các sinh vật phù du, đồng thời bộ phận này còn đóng vai trò như một cơ quan cảm giác giúp cá tìm kiếm thức ăn trong bóng tối.
Cách nuôi cá rồng châu Phi
Cá nuôi chung cá rồng châu phi: Phi Châu Long là loại cá hung dữ, có tính tranh giành lãnh địa cao, vì vậy mà không nên nuôi chung với các loài các khác. Nếu muốn nuôi chung những con Phi Châu Long trong một bể thì bắt buộc chúng phải có kích cỡ như nhau, nếu không con lớn sẽ tấn công con nhỏ.
Thức ăn cho cá rồng châu Phi: Trong môi trường hoang dã, thức ăn chủ yếu của Phi Châu Long là các loại thực vật. Khi sống trong môi trường nuôi nhốt, từ nhỏ có thể tập cho cá ăn các loại động vật như tôm, trùn đất, côn trùng, cá nhỏ hay các loại thức ăn dạng viên. Nếu nuôi một con Phi Châu Long đã trưởng thành thì dù có bỏ công tập luyện như thế nào đi nữa nó cũng chỉ ăn thực vật mà thôi.
Môi trường nước nuôi Phi Châu Long thích hợp: nhiệt độ khoảng 24 – 30°c, độ pH khoảng 6.7 – 7.5, độ cứng dH khoảng 4-12.
Thiết kế bể cá rồng nuôi cá rồng châu Phi cần chú ý:
+ Chiều dài cá trưởng thành khoảng 90cm.
+ So với các loại cá Rồng khác, Phi Châu Long có điểm yếu là hay hoảng sợ, biểu hiện của sự hoảng sợ là quăng mình vào bể rất mạnh, có khi làm bể cả kiếng. Do vậy, khi tiếp xúc với cá nên có động tác nhẹ nhàng, tránh làm cá hoảng sợ.
Đặc điểm sinh sản của cá rồng châu Phi
Đối với Phi Châu Long, việc phân biệt giới tính rất khó vì cá trống và cá mái rất giống nhau. Ngoài môi trường hoang dã, cá trống và cá mái sống đơn độc, chỉ khi tới thời kỳ phát dục chúng mới tìm đến nhau.
Phi Châu Long hầu như không thể sinh sản trong môi trường nuôi nhốt.
Ngoài môi trường thiên nhiên, Phi Châu Long dùng các nhành cây để xây thành tổ trong các vùng nước nông đầy bùn. Sau khi xây tổ xong, cái mái đẻ trứng vào tổ rồi bơi ra ngoài. Tiếp theo cá trống bơi vào thụ tinh cho trứng. Trong thời gian này cả hai con thay phiên nhau canh chừng trứng trong tổ cho đến khi trứng nở thành cá con. Cá Phi Châu Long con lớn rất nhanh và có tỉ lệ sống rất cao.