Cá Ngựa Vằn (cá Ngựa Sọc, Zebra danio) là một loại cá cảnh đẹp dễ nuôi cho hồ thủy sinh, cá mang những sọc màu xen kẽ nhau dọc theo chiều dài của thân nhìn rất giống con ngựa vằn bơi trong nước rất đẹp, có 2 loại cá ngựa vằn chính với 2 loại màu: 1 loại màu xanh sọc trắng và một loại màu hồng sọc trắng, cá còn được phân theo loại vây ngắn, vây dài. Cá được bán hầu hết ở các tiệm cá cảnh, cá ngựa vằn (nhất là loại cá ngựa vằn vây dài) bơi trong hồ thủy sinh rất đẹp.
Cá ngựa vằn hồng
Cá ngựa vằn xanh vây ngắn
Loại cá ngựa vằn vây dài
Giới thiệu về loài cá ngựa vằn
Có thể bạn đã rất quen thuộc với loại cá cảnh này nhưng chưa biết tên của nó là gì và cách nuôi no như thế nào thôi đúng không?. Cá ngựa vằn có tên khoa học là Danio rerio (Hamilton, 1822), tên tiếng Anh là Zebrafish hay Zebra danio thuộc bộ và họ cá chép Cypriniformes.
Cá ngựa vằn được nhập từ một số nước Nam Á vào Việt Nam từ thập niên 70 Ở Việt Nam, loại màu xanh vây ngắn được nhập vào trước loại màu hồng. Hiện nay, các trại cá cảnh đã nhân giống phổ biến và bán loài cá cảnh này ở hầu hết các tiệm cá cảnh với giá giao động từ 3000-5000 đồng/ một con (con màu hồng mắc hơn con màu xám khoảng 1-2000).
Cách nuôi cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn phân bố tự nhiên ở các nước Nam Á như: Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal và Myanmar,
Cá trưởng thành đạt kích thước 5-6 cm, khó phân biệt cá ngựa vằn trống và mái, cá mái thường có kích thước to hơn cá trống một chút trong cùng một bầy. Bạn nên mua nuôi chung từ 5-7 con để đạt xác xuất có cả cá trống và cá mái, khi cá mái sắp sinh, bụng cá mái sẽ rất to và sau đó cá sẽ sinh sản bằng cách đẻ trứng.
Một cặp cá ngựa vằn trống (con ở dưới) mái (con trên)
Cá ngựa vằn thích hợp nuôi trong bể cá cảnh rộng (kích thước 60 – 80 cm, thể tích 90 lít trở lên) trồng nhiều cây thủy sinh, cá sinh sống chủ yếu ở mặt nước và tầng giữa, nên chừa tầng mặt thông thoáng để cá di chuyển. Cá bơi thành đàn, nên thả nhóm từ 5 – 6 con.
Cá khá thân thiện, hoạt bát, khỏe, dễ nuôi với người mới nuôi cá cảnh, thích hợp với bể nuôi chung, nên có nắp đậy để tránh cá nhảy ra ngoài (tuy nhiên trong bể rộng cá rất hiếm khi nhảy). Cá ngựa vằn bơi rất nhanh, chúng ăn cá con mới đẻ của các loài cá khác trong bể thủy sinh như: cá bình tích, cá trân châu, cá mún; kể cả cá bảy màu con cũng dễ dàng bị cá ngựa vằn tóm gọn trong nháy mắt. Cách tốt nhất là bạn vớt cá mái sắp sinh ra bể cho sinh sản riêng nếu muốn giữ đàn cá con sống khỏe tới lớn.
Nước nuôi cá ngựa vằn cần đảm bảo các thông số: nhiệt độ nước (C): 20 – 28; độ cứng nước (dH): 5 – 19; độ pH: 6,0 – 8,0
Các máy móc thiết bị bể cá cần trang bị: Ánh sáng vừa phải, máy lọc nước công suất trung bình, sục khí vừa phải.
Thức ăn cho cá ngựa vằn: Cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật, côn trùng nhỏ từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng đến thức ăn viên dạng nổi (ít thấy ăn thức ăn viên).
Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng trên giá thể mềm đặt ở đáy. Sau khi đẻ, cần tách trứng khỏi cá bố mẹ, trứng nở sau 2 – 3 ngày.